Công tác đào tạo y khoa liên tục tại Việt Nam

07-01-2020 3101

Công tác đào tạo y khoa liên tục tại Việt Nam

1. Tính cấp thiết của việc đào tạo y khoa liên tục

Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế, việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết. Các nước đều có quy định bắt buộc thầy thuốc phải cập nhật, bổ sung kiến thức liên tục, cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn, tổ chức quản lý công việc, về đạo đức y học, giảng dạy, nghiên cứu... không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, người làm trong ngành y phải học tập suốt đời. Ở nước ta, đào tạo liên tục nhân lực y tế đã được triển khai thông qua các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến. Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nêu bật tính đặc thù trong đào tạo, sử dụng nhân lực y tế [1].

Thế giới đang thay đổi mỗi ngày về kinh tế, văn hóa, chính trị đòi hỏi sự thích nghi thông qua những hiểu biết, kỹ năng và kiến ​​thức mới. Một cá nhân sẽ ít gặp phải những thử thách trong cuộc sống nếu họ liên tục học tập, tích cực cập nhật kiến thức và kỹ năng [3]. 

Nghề y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe con người; việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề [1]. Khái niệm đào tạo liên tục ở nước ta cũng đã được đưa vào trong ngành y tế từ những năm 1990, với sự giúp đỡ của dự án hỗ trợ hệ thống đào tạo nhân lực y tế (còn gọi là 03/SIĐA-Thụy Điển), Bộ Y tế đã hướng dẫn các tỉnh triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục.

Về chất lượng nhân lực y tế, nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng nhân lực y tế cũng được ghi nhận như tăng số lượng cán bộ y tế được đào tạo sau đại học, hệ thống đào tạo được mở rộng và nâng cao chất lượng, ban hành nhiều chính sách như chính sách cử tuyển đào tạo nhân lực cho vùng núi, vùng khó khăn, chính sách đào tạo liên tục, chính sách luân chuyển cán bộ [4].

Năm 2006, tại cuộc họp khu vực được tổ chức tại New Zealanđ, Việt Nam đã tán thành bản Chiến lược về nguồn nhân lực y tế cho khu vực Tây Thái Bình Đương. Các tiêu chí về đào tạo nhân lực y tế được đề cập là:

1) Nguồn nhân lực được đào tạo và sử đụng (tuyển dụng, sắp xếp, giao nhiệm vụ) để đảm đương được nhiệm vụ tốt nhất, đáp ứng được các mục tiêu của hệ thống y tế.

2) Nguồn nhân lực được đào tạo, sử đụng và điều phối tốt nhất để có mức chi phí thấp nhất nhưng vẫn có được hiệu quả mong muốn.

3) Tăng cường khả năng cập nhật kiến thức, tay nghề thông qua học tập liên tục và chuyển giao công nghệ, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành có trình độ ngày càng cao, đáp ứng các biến động của nhu cầu CSSK [4].

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh với công tác đào tạo liên tục

Điều 20. Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại chứng chỉ hành nghề là phải có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

Điều 29. Bộ trưởng Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề với người không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm | liên tiếp.

Điều 33. Quyền của người hành nghề

  1. Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp
  2. Được tham gia bồi đưỡng trao đổi thông tin về chuyên môn và kiến thức pháp luật y tế.

Điều 37. Nghĩa vụ của người hành nghề: Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Các điều Luật liên quan đến tổ chức, quản lý đào tạo nghề nghiệp:

Điều 83. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi đưỡng về chuyên môn, kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề.

Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Y tế là phải tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi đưỡng phát triển nguồn nhân lực (2e). Trách nhiệm của các Bộ ngành, UBNĐ tỉnh: Thực hiện trong phạm vi địa phương (khoản 3,4,5)

2. Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục [2]

  2.1.  Đánh giá nhu cầu đào tạo là gì

“Đánh giá nhu cầu đào tạo (Training Neeđ Assement - TNA) là phương pháp xác định nếu có và tồn tại nhu cầu đào tạo, những gì cần đào tạo là để lấp đầy các khoảng trống. Đánh giá nhu cầu đào tạo là tìm cách xác định chính xác mức độ của tình hình hiện tại trong các cuộc khảo sát mục tiêu, phỏng vấn, quan sát, dữ liệu thứ cấp và hoặc hội thảo. Khoảng cách giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn có thể chỉ ra những vấn đề mà có thể lần lượt chuyển thành nhu cầu đào tạo” [5].

Nhu cầu đào tạo = Khả năng mong muốn – Khả năng hiện tại của những người tham gia

Tại sao chúng ta cần đánh giá nhu cầu đào tạo?

Xác định và phân tích nhu cầu đào tạo cần được coi là một nhiệm vụ bắt buộc của công tác đào tạo. Trước đây, công việc này thường không được tiến hành đầy đủ hoặc thậm chí hoàn toàn không tiến hành, các chương trình đào tạo được tổ chức chủ yếu là đo cảm nhận cho rằng học viên cần học những nội dung này. Chính vì vậy thường xảy ra trường hợp: Đào tạo những nội dung học viên đã biết hoặc những nội dung không cần thiết cho người học, những nội dung cần biết lại không được học.

Xác định và phân tích nhu cầu đào tạo là bước phải tiến hành trước tiên để có một chương trình đào tạo hiệu quả. Đây là công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của học viên, đồng thời đảm bảo rằng việc đào tạo đứng trên quan điểm lấy học viên làm trung tâm. Kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo giúp thiết kế khóa đào tạo sao cho có thể đáp ứng được những nhu cầu chung và cả những nhu cầu riêng biệt của học viên.

Đầu tiên là xác định sự không hài lòng với tình hình hiện tại (thực trạng) và mong muốn thay đổi (nhu cầu) trong tương lai. TNA nhắm vào các tình huống sau:

- Giải quyết một vấn đề hiện tại;

- Tránh một vấn đề quá khứ hoặc hiện tại;

- Tạo hoặc tận đụng cơ hội trong tương lai;

- Cung cấp học tập, phát triển hoặc tăng trưởng.

Sau đây là mô tả các câu hỏi và những gì phân tích có thể được thực hiện:

- Why: Tại sao mọi người cần đào tạo?

- What: Những kiến thức, kỹ năng nào cần truyền đạt?

- Who: Đối tượng được đào tạo?

- When: Thời gian, thời lượng đào tạo?

- Where: Nơi tổ chức đào tạo?

- How: Các kiến thức, kỹ năng mới được truyền đạt như thế nào?

2.2. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo

Quá trình xác định nhu cầu đào tạo gồm 5 bước:

Bước 1:

- Xác định bối cảnh tổ chức; Thiết lập mục tiêu.

Bước 2:

- Xác định nhóm đối tượng được đào tạo, phỏng vấn,..

- Xác định người phụ trách TNA từ các lực lượng thành viên.

Bước 3:

- Tiến hành phỏng vấn: Phát vấn và khảo sát bằng bộ câu hỏi.

- Rà soát các số liệu thứ cấp.

- Quan sát đối tượng tại nơi làm việc.

Bước 4:

- Tiến hành phân tích định lượng và định tính.

- Trình bày kết quả, kết luận về nội đung đào tạo.

- Viết báo cáo.

Bước 5:

- Xây dựng bài thuyết trình cho các thành viên liên quan.

- Xác định các bước tiếp theo đề chuẩn bị đào tạo.

Tại địa phương các Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục ở địa phương mình và quản lý số chứng chỉ đào tạo liên tục được cấp trong phạm vi Sở phụ trách. Thủ trưởng các cơ sở y tế có trách nhiệm xây đựng kế hoạch, tổ chức cho cán bộ của mình được học tập.

3. Chương trình đào tạo y khoa liên tục tại Trung tâm kiểm chuẩn

Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học tiếp tục mở rộng đào tạo liên tục cho các đối tượng học viên là nhân viên, cán bộ quản lý, lãnh đạo tại các Đơn vị thực hiện các chức năng nhiệm vụ về thực hiện hiện và quản lý hoạt động xét nghiệm theo Công văn số 82/TTKCCLCNYH ngày 2/12/2015 được Hiệu trưởng Trường Đại học Y Được Hồ Chí Minh phê đuyệt vể việc Áp mã số đào tạo và chứng chỉ.

Chương trình đào tạo liên tục của Trung tâm đáp ứng tất cả quy định về đào tạo liên tục bao gồm:

- Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi bao gồm viêc cấp chứng chỉ cho tập huấn, đào tạo và tham gia hội nghị, hội thảo

- Thời gian đào tạo liên tục

- Tổ chức hệ thống đào tạo liên tục

- Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục

- Giảng viên đào tạo liên tục

- Quản lý công tác đào tạo liên tục

- Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2014), “Tài liệu đào tạo quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện” ban hành theo Quyết định 64/QĐ-K2ĐT
  2. Đỗ Văn Dung, Lương Thị Mai Anh (2019), Đào tạo và nhu cầu đào tạo liên tục cán bộ y tế là Bác sĩ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình.
  3. Hojat M., Veloski J., Nasca T. J. et al (2006), Assessing physicians” orientation toward lifelong learning. J Gen Intern Med, 21 (9), pp. 931-6.
  4. Bộ Y tế (2013), “Thông tư số 22/2013/TT- BYT ngày 09/8/2013 về Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế”.
  5. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Kết thúc thực hiện mẫu EQA
Khóa đào tạo CME